Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ban Nha. Hiển thị tất cả bài đăng

Trò đùa với tử thần trên sàn đấu bò tót

Trước trận đấu, võ sĩ chính sẽ mặc trang phục truyền thống và làm lễ trong nhà thờ. Họ sẽ dùng màu vải đỏ trên người để dụ con bò và đâm cho tới khi nó chết rồi cắt tai ăn mừng.
Xem thêm: Những thành phố du lịch đáng sợ nhất thế giới

Alvaro Lorenzo, 20 tuổi, có vẻ ngoài thư sinh là một trong những võ sĩ đấu bò trẻ nhất Tây Ban Nha.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho trận đấu diễn ra tại Aranjuez, gần thành phố Madrid, Lozenro cần sự giúp đỡ của các trợ lý. Họ là hai người đàn ông sẽ có mặt trong suốt trận đấu để cung cấp thêm dụng cụ khi Lozenro cần. 
Có vẻ ngoài của một thư sinh hơn là võ sĩ, Alvaro Lorenzo, 20 tuổi, đang chuẩn bị cho trận đấu bò đầy cam go.

Võ sĩ đấu chính gọi là Tosero sẽ mặc trang phục truyền thống của Tây Ban Nha để tham gia thi. Đó là một bộ đồ sặc sỡ, với màu đỏ chủ đạo, các chi tiết màu vàng đi kèm và một chiếc áo sơ mi trắng có thắt cà vạt. Thiết kế của bộ trang phục này giúp Tosero dễ dàng di chuyển khi chiến đấu. Trước đó, người trợ lý sẽ mặc đồ cho võ sĩ, quá trình chuẩn bị phải được thực hiện hoàn toàn trong im lặng.

Tosero sẽ tới nhà thờ nhỏ của trường đấu bò để cầu nguyện. Đây là thủ tục truyền thống họ phải làm trước thời khắc trận đấu diễn ra.

Mở màn trận đấu, con vật sẽ bị võ sĩ đâm một nhát, rồi phi nhiều cây giáo vào cơ thể khiến nó yếu dần đi. Võ sĩ tiếp tục đâm lao vào lưng bò để làm nó mất máu.

Vẻ mặt của võ sĩ trẻ tuổi trở nên căng thẳng trong suốt trận đấu bò.

Tiếp đến, Tosero sẽ gây sự chú ý nhằm nhử con vật về phía họ để đâm chết nó bằng nhát cuối cùng. Bước kết thúc màn trình diễn là cắt tai con bò. Họ coi đây như biểu tượng của thành công và thể hiện cho sự cổ vũ, hoan hô từ phía khán giả.

Nhiều nước trên thế giới đã có lệnh cấm đấu bò, đồng thời các tổ chức bảo vệ động vật như PETA luôn gay gắt lên tiếng, nhưng hàng năm vẫn có rất nhiều con bò bị giết vì môn thể thao đẫm máu này.

Số người xem cũng giảm đi nhanh chóng vì ý thức về việc có thể gia tăng bạo lực trong khi diễn ra trận đấu. Lượng võ sĩ tham gia đấu bò cũng giảm đáng kể, từ 3.300 người vào năm 2008 xuống còn dưới 500 người vào năm 2013. Hiện nay, con số này vẫn tiếp tục giảm mạnh.

Vì cách đối xử man rợ với các con vật mà sự phản đối môn đấu bò ngày càng tăng ở Tây Ban Nha. Hơn 2/3 người dân đất nước này đã lên tiếng chống lại môn thể thao truyền thống.


(Theo VnExpress)

Tâm sự người làm nghề kiềm chế bò tót ở Tây Ban Nha

"Công việc của tôi dành cho người liều lĩnh, đòi hỏi phải luôn tỉnh táo và cẩn trọng, bởi chỉ một phút lơ là thôi, bạn có thể phải trả giá bằng chính mạng sống của mình”, một pastores chia sẻ.Xem thêm: 5 điểm đến chụp ảnh “tự sướng” nguy hiểm nhất thế giới

“Pastores” là từ để chỉ những người làm nhiệm vụ giữ an toàn, kiềm chế và kiểm soát bò tót trong lễ hội San Fermín, được biết đến như lễ hội bò rượt nổi tiếng nhất thế giới, tổ chức tại thành phố Pamplona của Tây Ban Nha. Họ mặc đồng phục màu xanh lá cây, cầm theo những cây gậy dài và theo sau đàn bò trong lễ hội.

Lễ hội San Fermín thường diễn ra vào tháng 7 hàng năm và kéo dài liên tục suốt 7 ngày. Những con bò đực được thả tự do trên đường và dòng người đông nghịt sẽ đuổi theo hoặc chạy trốn để không bị bò tấn công. Chính vì thế, vai trò của các Pastores trở nên rất quan trọng. Họ phải kiềm chế những con bò, làm sao cho chúng liên tục tiến về phía trước, nhưng cũng đồng thời phải bảo vệ được đám đông khỏi những con bò hung hãn.
Miguel Reta với 18 năm trong nghề kiềm chế bò tót trong lễ hội San Fermín. Ảnh: Pamplona balconies.

Miguel Reta làm nghề này đã 18 năm. Hồi bé, anh là người rất sợ bò tót và thường không bao giờ dám lại gần. “Nhưng tôi biết ơn mẹ mình, bởi bà đã dạy cho tôi về lòng dũng cảm và tôn trọng truyền thống. Ông tôi là người chăn nuôi gia súc nên tôi có cơ hội tiếp xúc với chúng từ khi còn rất nhỏ, Miguel nhớ lại. “Rồi một lần tình cờ, tôi được mời vào vị trí pastores do người được chỉ định ban đầu bị gãy tay. Công việc đến với tôi như thế và tôi không rõ đã yêu thích nghề này từ khi nào nữa”.

Pastores làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn và kiềm chế lũ bò trong lễ hội. Ảnh: Cyberspace.

Miguel và đồng nghiệp có thể dễ dàng được nhận ra nhờ đồng phục xanh và cây gậy dài. “Mục đích của cây gậy là để bảo vệ đàn bò và giữ cho chúng luôn chạy về phía trước. Đôi khi nó còn sử dụng để đánh vào đám đông đang cố gắng kích động lũ bò hoặc tìm cách chạm vào chúng. Hành động của họ có thể khiến lũ bò phát điên và gây ra nguy hiểm”, Miguel nói. “Nhiều khi đám đông khán giả không ý thức được về hành động của mình và những rủi ro đi kèm theo nó. Trường hợp này, tôi thường phải cảnh báo họ cần hết sức cẩn thận, giữ tỉnh táo và quan trọng hơn là có đủ sức khỏe để tham dự màn rượt đuổi”.

Trên thực tế, San Fermin là lễ hội gây nhiều tranh cãi do mức độ nguy hiểm trong màn bò rượt. Nhiều người đã chết và hàng trăm người bị thương trong lễ hội, nhưng bất chấp những lời cảnh báo, dòng người đổ về Pamplona vẫn không hề giảm. Nói về vấn đề này, Miguel cho rằng đôi khi sự phấn khích sẽ khiến du khách quên mất họ đang phải đối diện với những con bò đực mạnh mẽ và không thể đoán trước.

"Công việc của tôi dành cho người liều lĩnh, đòi hỏi phải luôn tỉnh táo và cẩn trọng trong mọi tình huống, bởi chỉ một phút lơ là thôi, bạn có thể sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình”, Miguel chia sẻ.

Lễ hội San Fermín gồm có 2 phần: phần bò rượt và cuộc thi đấu bò tót. Những con bò sau khi kiệt sức sẽ bị tra tấn đến chết và giết thịt. Lễ hội bị những người đấu tranh vì quyền động vật kịch liệt phản đối nhưng đến nay vẫn diễn ra và thu hút lượng lớn du khách đến du lịch Tây Ban Nha.

(Theo VnExpress)