Hiển thị các bài đăng có nhãn 10 điểm đến Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Kinh nghiệm du lịch Vĩnh Phúc

Sau những giờ phút căng thẳng với công việc và cuộc sống, khởi động một chuyến đi ngắn ngày để tìm kiếm bình yên cũng như lấy lại sự cân bằng là điều không ít người mong muốn. Và hành trình du lịch Vĩnh Phúc chính là gợi ý tuyệt vời dành cho du khách.

Các điểm tham quan không thể bỏ qua

Tam Đảo: Khi nhắc đến các điểm tham quan nổi tiếng nhất Vĩnh Phúc, chắc chắc cái tên xuất hiện nhiều nhất trong đầu du khách chính là Tam Đảo. Tam Đảo mang vẻ đẹp kì ảo với những đỉnh núi ẩn mình trong mây, khiến bất kì du khách nào cũng phải xuyến xao khi đặt chân đến. Thị trấn Tam Đảo với bầu không khí trong lành, mát mẻ là địa điểm hoàn hảo cho những du khách muốn rời xa thành phố xá đầy bụi bặm và bon chen để tìm một chốn nghỉ dưỡng yên bình.


Hồ Đại Lải: Ngoài Tam Đảo thì hồ Đại Lải cũng là một thiên đường nghỉ dưỡng đầy mê hoặc. Nằm giữa những cánh rừng xanh biếc và những thung lũng tự nhiên, hồ Đại Lải tựa như một tấm gương khổng lồ, trở thành điểm nghỉ mát lý tưởng vào mùa hè. Vào mùa đông, do được các dãy núi che chắn xung quanh, nhiệt độ tại hồ cũng không xuống quá thấp, tạo điều kiện thuận lợi để du khách có những kỳ nghỉ dưỡng cuối tuần thoải mái, thư giãn.


Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên: Không chỉ có những điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn, du lịch Vĩnh Phúc, du khách cũng đừng quên ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – một trong 3 thiền viện lớn nhất tại Việt Nam để cảm nhận sự thanh thản nơi tâm hồn, hay ghé thăm những nét thôn quê mộc mạc và tìm hiểu về các làng nghề truyền thống tại Vĩnh Phúc.

Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch

Với địa hình đa dạng, Vĩnh Phúc sở hữu các loại hình du lịch tương đối phong phú nên mỗi mùa trong năm, du lịch Vĩnh Phúc lại mang đến cho du khách một nét hấp dẫn riêng biệt.

Phương tiện di chuyển

Vĩnh Phúc chỉ cách Hà Nội khoảng 50km nên di chuyển bằng phương tiện công cộng hay cá nhân đều vô cùng thuận lợi. Nếu chọn phương tiện công cộng, du khách có thể đi xe bus số 07 đến Mê Linh Plaza và tiếp tục bắt xe bus 01 (xe bus của Vĩnh Phúc) để di chuyển tiếp. Tiện lợi hơn nữa là lựa chọn các chuyến xe khách chạy tuyến Hà Nội – Tuyên Quang, Hà Nội – Phú Thọ xuất phát từ bến xe Mỹ Đình và nhờ nhà xe cho xuống ở Vĩnh Phúc.

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, từ Hà Nội, du khách đi qua cao tốc Thăng Long – Nội Bài và rẽ trái ở vòng xuyến ngã tư Vĩnh Phúc – Sóc Sơn để vào Vĩnh Phúc.
Khách sạn, nhà nghỉ

Du khách nên lựa chọn những nhà nghỉ nằm ở các tuyến đường trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc như Hùng Vương, Nguyễn Tất Thành, Mê Linh… để thuận tiện cho việc di chuyển tới các điểm tham quan. Một số nhà nghỉ và khách sạn có mức giá tốt cho dân du lịch bụi là Hương Sơn, Hoa Hồng, Hưng Hải.

Ẩm thực

Đồ ăn tại các điểm du lịch ở Vĩnh Phúc đa dạng nhưng khá đặc biệt, trong đó su su Tam Đảo là một trong những món đặc sản nổi tiếng nhất. Rau su su nơi đâu cũng có, nhưng su su Tam Đảo lại sở hữu vị ngon hơn hẳn những nơi khác nhờ quy trình chăm sóc kỹ lưỡng và khí hậu lạnh đặc biệt.


Cá thính Lập Thạch cũng là một món ăn rất đáng thưởng thức ở Vĩnh Phúc. Cá thính được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, nhưng công đoạn lại vô cùng cầu kỳ. Món cá thính chua khi nướng trên than hoa thì thịt thơm phưng phức, nóng hổi, không chỉ là món nhậu tuyệt vời cho cánh đàn ông mà còn giúp “thổi bay” nồi cơm nhanh chóng.



Ngoài ra thì dứa Tam Dương, tép Dầu đầm Vạc, chè kho Tứ Yên, Lập Thạch cũng là những món đặc sản mà du khách khó có thể bỏ qua.

Nghìn guồng quay tơ vàng trên phố đi bộ Hà Nội

Được trang trí với 1.000 guồng quay tơ vàng óng trên cao, phố đi bộ Đào Duy Từ giống như một con đường tơ lụa độc đáo, lạ mắt để chào mừng Ngày Di sản...


Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, phố đi bộ Đào Duy Từ được khoác lên mình "tấm áo choàng" vàng óng bởi 1.000 guồng quay tơ trên cao.


Đây là ý tưởng của Ban quản lý phố cổ Hà Nội nhằm tôn vinh làng nghề, phố nghề truyền thống trong dịp kỷ niệm Ngày Di sản Việt Nam. Chủ đề năm nay lấy nghề thêu làm điểm nhấn xuyên suốt, gồm có thêu truyền thống và thêu cung đình.

Guồng quay tơ hay còn được gọi là phưởng xa, xa tơ hay vay là một dụng cụ truyền thống quen thuộc của nghề thêu Việt Nam, thường được làm bằng tre, hình tròn giống như một chiếc bánh xe.

Nhân viên của Ban quản lý phố cổ đã dành tới 3 đêm để có thể treo hết 1.000 phưởng xa lên cao, chạy dọc 200 m tuyến phố và chính thức khai mạc vào tối ngày 18/11.


Ngoài guồng xe tơ, một số hàng quán Kinh doanh trên phố Đào Duy Từ cũng được treo trưng bày những chiếc lọng vua, lọng chúa trên mái hiên.


Suối tơ vàng óng sẽ được trưng bày cho tới hết ngày 27/11.


Du khách phương tây tỏ ra lạ lẫm và thích thú khi tản bộ qua phố Đào Duy Từ, dưới suối tơ rực rỡ.


Sự độc đáo nơi đây cũng khiến cho các tour xích lô chở khách Du lịch lựa chọn ghé qua nhiều hơn.


Khác biệt hoàn toàn với đặc trưng của nghề thêu truyền thống được trang trí trên phố tạo ra sự thân thuộc gần gũi thì bên trong Triển lãm Nét Xưa tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ lại là hình ảnh tôn nghiêm, trang trọng của nghề thêu cung đình xưa.


Tầng 1 là nơi tái hiện không gian sống cung đình xưa, các bộ hoàng bào trưng bày được phục dựng theo nguyên bản bởi nghệ nhân Vũ Giỏi (làng Đông Cứu, Thường Tín, Hà Hội), người đã có hơn 30 năm theo đuổi, gìn giữ nghề thêu cung đình.


Sử ghi, ông tổ nghề thêu Việt Nam là Lê Công Hành, tên thật là Trần Quốc Khái (18/1/1606) sinh tại trấn Sơn Nam nay thuộc làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ thời vua Lê Thần Tông (1637) và được cử đi sứ Trung Quốc năm 40 tuổi. Trong thời gian ở sứ, ông học được nghề thêu, khi về nước ông truyền dạy và phát triển nghề cho nhân dân.


Nằm tại chính giữa là tấm áo long bào Mây Lam được phục dựng nguyên bản theo long bào của vua Đồng Khánh từng mặc.


Những hoa văn tinh xảo được thêu trên long bào thể hiện sự tỉ mỉ công phu cũng như tay nghề cao của nghệ nhân Vũ Văn Giỏi.


Bên góc phải là phượng bào Hoàng hậu Nam Phương.


Treo trên cao là một số bản sắc phong, ấn chỉ xưa được thêu rồng phượng.


Song hành cùng triển lãm trưng bày nghề thêu trên phố Đào Duy Từ, một số hoạt động khác như giới thiệu nghệ thuật thêu truyền thống, giới thiệu không gian văn hóa Đạo Mẫu, văn hóa Trà Việt cũng được tổ chức tại các điểm như Đình Kim Ngân 42 Hàng Bạc, ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây...









Món bún làm từ bắp chỉ có ở Phú Yên

Một tô Bún bắp nấu cùng giò heo nghi ngút khói, hay bún bắp ốc ngon mắt có hương vị không hế giống với bất kỳ món bún gạo nào. Bún bắp là nguyên liệu được làm khá công phu, chỉ có ở vùng Tuy An.

Xem thêm : Nhớ miền Trung nhớ bánh hỏi



Món bún bắp ốc ở Đầm Ô Loan là nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người dân Tuy An. 

Trước tiên là khâu giã bắp. Một mẻ vừa cối chừng 5 kg bắp khô được giã chung với trấu. Vừa giã vừa sàng sảy sao cho bắp nát đều, thành những hạt nhỏ được gọi là gạo bắp, sàng loại bỏ cám mày, sau đó đem gạo bắp ngâm nước trong 30 phút, rồi vớt ra ủ một ngày một đêm cho lên men chua. 

Gạo bắp sau khi ủ được cho ra nia phun nước giữ ẩm, để ba ngày sau mới đem ngâm nước thêm một ngày để loại mùi chua trước khi đưa vào cối quết thành bột. Khi đó bột bắp được nén thành khối rồi cắt ra luộc lại khoảng 15 phút, sau đó cho vào máy xay nhuyễn lần cuối. Thêm một lần nhồi bột lại với nước ấm, đưa qua máy đùn sợi, sợi bún rớt xuống nồi nước sôi đến khi chín thì nổi lên mặt nước. Người làm nhanh tay vớt ra bắt thành lọn.


Bún bắp có màu vàng tươi của bắp, thơm và ngọt nơi đầu lưỡi khi ăn. 

Một mẻ bún như vậy cần 6-7 ngày để hoàn thành. Sợi bún màu vàng tươi, mềm mại, khi ăn có vị ngọt vừa đủ, thường được chế biến thành bún bắp giò heo, xào lòng heo hay ăn cùng canh chua cá bống.

Trước đây bún bắp được nhiều gia đình người dân ở Xã An Dân làm, hiện nay chỉ còn duy nhất lò bún bắp đang được khôi phục và thu hút du khách. Bạn có thể đến lò bà Chín mua bún bắp mang về với giá 30.000 đồng một kg, ghé quán Kent Bi ở thị trấn Chí Thạnh thưởng thức các món bún bắp ốc, bún bắp xào lòng heo.


Bún bắp xào lòng heo dân dã mà hút khách ở Tuy An.